Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2016

Bản chất con người là thiện hay ác ?


1. Nhân chi sơ tính bổn thiện:

- Quan điểm này được đưa ra đầu tiên bởi Mạnh Tử (372 – 289 TCN hoặc385– 303/302 TCN) - nhà triết học Trung Quốc và là người tiếp nối Khổng Tử. Con người khi sanh ra, ai cũng như ai, bản tính vốn hiền hòa.



- Tam tự kinh của hệ thống nho giáo cũng được dạy rằng:

人之初,性本善;
 性相近,習相遠。
苟不教,性乃遷;
教之道,貴以專。

Nhân chi sơ, tính bổn thiện;
Tính tương cận, tập tương viễn.
Cẩu bất giáo, tính nãi thiên;
Giáo chi đạo, quý dĩ chuyên.

Người ta lúc đầu vốn có cái tính tốt lành
Tính ấy gần giống nhau nhưng do thói tục mà khác nhau
Nếu không dạy thì cái tính ấy thay đổi.
Cách giáo dục là lấy chuyên làm trọng.

Như vậy hệ thống nho giáo đạo Khổng Mạnh cho rằng con người sinh ra vốn hiền hòa lương thiện. Tính xấu xuất hiện là do môi trường sống tạo ra.

2. Nhân chi  sơ tính bổn ác:
 Tuân Tử (荀子; 313 TCN – 238 TCN) là một nhà Nho, nhà tư tưởng của Trung Hoa vào cuối thời Chiến Quốc. Cũng gọi bằng Huống, còn có tên là Khanh. Tuân Tử là một trong Bách gia chư tử.

Thiên Tính ác của Tuân Tử viết: “Tính của con người là ác, còn thiện là do con người làm ra. Tính của con người, sinh ra là có sự hiếu lợi, thuận theo tính đó thì thành ra tranh đoạt lẫn nhau mà sự từ nhượng không có; sinh ra là đố kỵ, thuận theo tính đó thì thành ra tàn tặc, mà lòng trung tín không có; sinh ra có lòng muốn của tai mắt, có lòng thích về thanh sắc, thuận theo tính đó thì thành ra dâm loạn mà lễ nghĩa văn lý không có.… Cho nên phải có thầy, có phép tắc để cải hoá đi, có lễ nghĩa để dẫn dắt nó, rồi sau mới có từ nhượng, hợp văn lý mà thành ra trị. Xét vậy mà thấy rõ tính của con người là ác, mà cái thiện là do con người làm ra vậy”

(Nhân chi tính ác, kỳ thiện giả ngụy dã. Kim nhân chi tính, sinh nhi hữu hiếu lợi yên, thuận thị, cố tranh đoạt sinh, nhi từ nhượng vong yên. Sinh nhi hữu tật ác yên, thuận thị, cố tàn tặc sinh nhi trung tín vong yên; sinh nhi hữu nhĩ mục chi dục, hữu hiếu thanh sắc yên, thuận thị cố dâm loạn sinh, nhi lễ nghĩa văn lý vong yên … Cố tất tương hữu sư pháp chi hoá, lễ nghĩa chi đạo, nhiên hậu xuất từ nhượng, hợp vu văn lý nhi quy vu trị. Dụng thử quan chi; nhiên tắc nhân chi tính ác minh hỹ, kỳ thiện giả ngụy dã - Tuân Tử, Tính ác)

Khi nhấn mạnh đến sự giáo hoá, hay là lịch trình cải tạo, ông viết: “Tính ác của người ngày nay, tất phải có việc học tập trước rồi sau mới có chính, có lễ nghĩa trước rồi sau mới có trị”

(Kim nhân chi tính ác, tất tương đãi sư pháp nhiên hậu chính, đắc lễ nghĩa nhiên hậu trị - Tuân Tử. Tính ác)

Tóm lại, hệ tư tưởng Tuân Tử cho rằng con người sinh ra vốn ác, tính thiện là do học tập, giáo dục mà ra.

3. Những thí nghiệm thời hiện đại về bản tính thiện ác của con người:

3.1. Thí nghiệm búp bê Bobo (BDE - Bobo Doll Experiment)

BDE là cuộc thử nghiệm do nhà khoa học tâm thần Albert Banduara ở Đại học Stanford, Mỹ thực hiện năm 1961 ở trẻ em. Mục đích tìm hiểu về hành vi hung hãn ở trẻ nhỏ, đặc biệt là khả năng bắt chước hành vi ở người lớn.

Trong thử nghiệm này Banduara đã chọn 72 đứa trẻ trong độ tuổi từ 3-4 tuổi tham gia. Chúng được chia thành nhiều nhóm; một nhóm chơi trò ghép hình, còn nhóm lớn hơn chơi các trò khác. Sau đó vài phút nhóm lớn tuổi bắt đầu có hành động hành hung búp bê Bobo Doll (búp bê cao tới 1,5 mét) như cào xước mặt, đánh đập. Ngoài ra, nhóm trẻ này còn lăng mạ búp bê theo cách của chúng.



Sau đó, nhóm tiếp tục được dẫn vào phòng mới cũng có búp bê Bobo Doll. Tại đây, chúng được phép tháo búp bê để “nghiên cứu” và trong khi cuộc chơi đang hào hứng, người ta đã bắt chúng phải dừng lại và từ bỏ đồ chơi, tất cả đều tức giận và kết quả người ta đã phát hiện thấy trên 400 hành vi bạo lực đối với búp bê Bobo Doll, phần lớn là học được từ những đứa trẻ có cá tính hung hãn.

3.2. Thử nghiệm về lòng tin của con người của Marina Abramovic:

Đây là một tác phẩm, cũng là một cuộc thử nghiệm về lòng tin của con người. Marina bảo với khán giả rằng cô sẽ không cử động, không chống cự trong suốt 6 tiếng đồng hồ, khán giả muốn làm gì cô cũng được. Cô đặt 72 thứ khác nhau trên bàn, từ những thứ nhẹ nhàng, vui tươi như bông hoa cài tóc, dải lụa, lông chim v..v.. cho đến những thứ có thể gây đau đớn, thương tích cho cô như lược, gai bông hồng, roi da, kéo, chai rượu, dao mổ và cả một cây súng đã lên nòng.

Khán giả tùy nghi sử dụng 72 thứ đó lên người cô.



"Ban đầu," - Abramovic bảo - "khán giả đã rất nhẹ nhàng, có phần nhút nhát, nhưng chiều hướng bạo lực càng ngày càng nhanh chóng. " Kinh nghiệm mà tôi học được là ... nếu như bạn để mặc sự quyết định cho công chúng, họ có thể giết chết bạn... Tôi cảm thấy bị xúc phạm: Họ dùng kéo cắt phăng quần áo của tôi, ghim gai hoa hồng vào bụng tôi, nhục mạ tôi, một người đã chĩa súng vào đầu tôi, và một người đã lấy nó đi."

Tác phẩm đã tạo nên một bầu không khí tràn ngập sự hung hãn, đáng sợ.

"Sau đúng 6 tiếng, như kế hoạch, tôi đứng dậy và bắt đầu đi về phía đám đông. Mọi người đã bỏ chạy, bỏ chạy khỏi một cuộc đối đầu thật sự."

Họ được quyền "chọn" cách đối xử với người đàn bà này, và họ đã chọn những cách vô nhân đạo để hạ nhuc cô ấy.

Họ biết cô ấy sẽ không chống cự, họ cũng biết rằng dao, gai sẽ làm cô ấy đau.

Và họ vẫn chọn những cách tàn bạo ấy.

Thí nghiệm cho thấy, con người sẽ dễ dàng hãm hại nhau đến mức nào khi họ có cơ hội.

Tác phẩm này cũng cho thấy: Rất dễ dàng để hạ nhục một con người không dám đứng lên chống lại.
 
Marina Abramović sau thí nghiệm


3.3. Cuộc thử nghiệm SPE - Stanford Prison Experiment (Thí nghiệm nhà tù Stanford)

Thí nghiệm được bắt đầu bằng sêri quảng cáo chiêu sinh trên tờ Philip G.Zimbado (Mỹ) với nội dung như sau: “Cần tìm các sinh viên nam để phục vụ cho một nghiên cứu về cuộc sống trong tù, thù lao 15 USD/ngày trong thời gian 2 tuần, bắt đầu từ 14-8". Sau khi đăng tin đã có trên 70 thí sinh nộp đơn, tất cả đều được phỏng vấn và qua bước kiểm tra tâm lý để phát hiện ra những hiện tượng không bình thường.

Cuối cùng, 24 thí sinh trúng tuyển, và được phân thành 2 nhóm, 12 người có nhiệm vụ làm cai ngục, 9 người được phân làm tù nhân và 3 dự phòng khi cần thiết.

Sáng sớm ngày 14/8/1971, 9 người trong nhóm tù nhân đã được cảnh sát bắt giữ bằng xe chuyên dụng và dẫn thẳng về đồn. Tại đây, họ được lấy dấu vân tay, chụp ảnh và đưa vào nhà giam, được thông báo lý do bị bắt về tội ăn cướp và trộm cắp có vũ trang. Về "nhà giam", họ cũng phải trải qua các công đoạn nhập môn, giống phạm nhân thực sự như bị lột hết quần áo, đứng giữa sân nhà lao, không được kêu ca phàn nàn.

Sau đó họ còn bị chụp hình, mặc trang phục nhà tù, không có quần áo lót, đánh số tù nhân ghi trước ngực và sau lưng. Từ đây, tên thật của họ được thay bằng số tù và cắt tóc theo quy định nhà tù, ngoài ra chân bị cùm xích sắt, 3 người phải ở chung một buồng rộng 1,8 x 2,7 mét.

Những người được phân làm cai ngục có nhiệm vụ tuần tra bảo vệ nhà tù và tù nhân, nhóm người này được chỉ dẫn cách đối xử với tù nhân, với quy định không được phép lạm dụng thể xác nhưng lại được làm cho tù nhân cảm thấy đau khổ và sợ họ thực sự, thực sự thấy bất công và cuộc đời đang nằm trong tay những người khác và không có bất kỳ một đặc ân nào. Tóm lại, cai ngục là người có quyền còn tù nhân thì ngược lại.

Ngay trong ngày đầu tiên, cai tù đã lùa các tù nhân ra khỏi nhà lao và điểm danh vào lúc 2 giờ 30 phút. Đến sáng tất cả tù nhân nổi dậy, dùng giường, đồ đạc trong phòng chắn hết cửa nhà lao, còn cai ngục thì dùng bình cứu hỏa CO2 xịt, sau đó lột bỏ quần áo tù nhân, đưa hết giường chiếu ra ngoài để cảnh cáo. Ngoài ra, tù nhân còn không được phép dùng bồn tắm vệ sinh, chỉ được phép dùng thùng chứa rác. Sau 22 giờ, tất cả phải đi ngủ.

Sau một ngày rưỡi thử nghiệm, tù nhân 8612 bắt đầu kêu khóc thảm thiết, buộc người ta phải thả, đến ngày thứ 3 một tù nhân nữa được phóng thích, còn phía cai ngục thì có vẻ hung hăng hơn và làm những điều vô lý hơn. Do quá khổ, tù nhân số 416, tên thật là Clay đã tuyệt thực với hy vọng được thả và đây là bằng chứng rất tích cực phục vụ cho nghiên cứu nói về những tác hại của cuộc sống trong tù với con người, và theo tù nhân 416 thú nhận thì anh ta bắt đầu cảm thấy bị mất lòng tự trọng, không còn nhận thức được mình đang tham gia một cuộc thử nghiệm mà là một tù nhân thực sự. Cuộc thử nghiệm này phải dừng vào ngày 20/8/1971, có nghĩa là mới được 5 ngày sau khi một người bạn gái tù nhân có tên là Zimbardo đã tận mắt chứng kiến cảnh khổ của bạn mình.

Tiếp đó 5 trong số 9 tù nhân đã được ra tù, 4 người phải phá vỡ hợp đồng, đặc biệt có một người phát bệnh dẫn đến chứng giảm thị lực và 1/3 số cai tù xuất hiện hội chứng “buồn chán”, một người trong số họ tên là John Wayne đã mắc bệnh thần kinh nói năng lảm nhảm và hầu hết những người trong cuộc cảm thấy bị bệnh tâm thần quá nặng và có cảm giác như kẻ có lỗi giống như binh lính của Hitler.

3.4. Thí nghiệm về sự thờ ơ của con người

Để chỉ ra sự thật này, 2 nhà khoa học John Darley và C. Daniel Batson đã tiến hành một thí nghiệm. Họ đã tuyển hai nhóm sinh viên tham gia một bài trắc nghiệm rồi yêu cầu họ đi bộ sang khu nhà khác để làm tiếp phần hai. Trên đường đi, một diễn viên sẽ đóng vai người ốm nặng nằm trên phố.

Những thành viên của nhóm 1 được yêu cầu sang ngay tòa nhà kia vì đã bị muộn giờ, còn nhóm 2 được nói rằng, họ vẫn còn thời gian. Kết quả thật bất ngờ, khi có 40% người ở nhóm 2 đã nán lại chút thời gian để giúp đỡ nạn nhân, còn ở nhóm 1, do quá vội vàng, chỉ có 10% số người ở lại giúp đỡ người ốm đó.

Ở một thí nghiệm khác, nhà tâm lý học Stanley Milgram đã nhờ 1 đứa trẻ 6 - 10 tuổi kêu khóc ở đường và nói với người qua đường rằng nó đang bị lạc mất bố mẹ và nhờ sự giúp đỡ.

Kết quả là, chỉ có khoảng 40% người đứng lại hỏi thăm, trong số đó có ít người đi tìm cùng. Con số này ở thị trấn nhỏ lại càng ít hơn. Ở thành phố, có không ít người đã cho đứa bé tiền và bảo chúng vào nhà hàng gần đó để đợi cha mẹ rồi sau đó tiếp tục công việc của mình.

3.5. Thí nghiệm Milgram

Thí nghiệm của ông gồm 1 người hỏi và 1 người trả lời câu hỏi. Người trả lời câu hỏi là người trong nhóm thí nghiệm của Milgram nhưng ông giữ bí mật. Người đặt câu hỏi là người tình nguyện thật sự, họ có nghề nghiệp bình thường, là một người hoàn toàn bình thường, sống vui vẻ, hòa nhã với những người xung quanh. Người hỏi và người đáp được cách ly, không để nhìn thấy nhau.

Milgram nói với người tình nguyện hỏi rằng: ông đang kiểm tra tác dụng của việc sử dụng hình phạt với việc tiếp thu kiến thức. Người hỏi được trao một dụng cụ tạo ra sốc điện và 1 bảng câu hỏi. Nếu người trả lời đáp sai, người hỏi sẽ dần dần tăng điện áp như một hình phạt.

Trong suốt cuộc thí nghiệm, các nhà khoa học khiến cho những người hỏi tin rằng những người đáp thực sự đang bị trừng phạt bằng điện giật nhưng thực ra họ đã gắn băng ghi âm các lời rên la khi điện áp đạt tới mức nào đó.

Trong băng ghi âm, tới một mức điện áp, người đáp sẽ kêu lên rằng mình có bệnh tim và xin được dừng thí nghiệm. Hầu như tất cả người tình nguyện đều hỏi ý các nhà khoa học rằng mình có nên dừng lại không. Nhưng khi được trấn an rằng họ sẽ không phải chịu trách nhiệm nếu bất trắc xảy ra thì hầu hết họ đều tiếp tục sử dụng hình phạt này.

Các nhà khoa học chỉ đồng ý dừng thí nghiệm nếu người hỏi thật sự và quyết tâm dừng, biểu hiện là họ yêu cầu dừng 5 lần liên tục (người hỏi không được biết trước quy định này). Nếu họ không dừng hoặc không thật sự quyết tâm dừng, điện áp sẽ được đẩy đến mức tối đa: 450 Volt.

Kết quả: 65% người tình nguyện đều tiếp tục sử dụng hình phạt, tăng điện áp đến mức tối đa, dù vẫn nghe tiếng rên la và nài nỉ của người hỏi (thật ra là băng ghi âm).

Milgram kết luận: dưới áp lực của mệnh lệnh và khi không phải chịu trách nhiệm cá nhân, những người bình thường cũng có thể thực hiện việc làm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng người khác.

Tham khảo:
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%A1nh_T%E1%BB%AD
http://www.cohanvan.com/Tu-hoc/can-ban/tam-tu-kinh/nhan-chi-so
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tu%C3%A2n_T%E1%BB%AD
http://philosophy.vass.gov.vn/nghien-cuu-theo-chuyen-de/Phuong-Dong/Quan-niem-ve-tinh-nguoi-cua-Nho-giao-nhin-tu-goc-do-triet-hoc-180.html
https://www.facebook.com/notes/c%C3%B3-th%E1%BB%83-b%E1%BA%A1n-ch%C6%B0a-bi%E1%BA%BFt/b%E1%BA%A3n-ch%E1%BA%A5t-%C4%91%E1%BB%99c-%C3%A1c-c%E1%BB%A7a-con-ng%C6%B0%E1%BB%9Di/713727505401475/

http://vongtayvietnam.com/forum/showthread.php?t=357


 4. Lý Quang Diệu luận thế giới: "Nhân chi sơ, tính bản ác..." (




Lý Quang Diệu luận thế giới: "Nhân chi sơ, tính bản ác..."

Ông Lý Quang Diệu. Ảnh: Tân Hoa Xã.

Trong chương IX cuốn "Luận Trung Quốc và thế giới", chính ông Lý Quang Diệu đã tiết lộ thế giới quan và nguyên tắc xây dựng thể chế chính trị, xã hội trứ danh của mình.

Lý Quang Diệu từng cảnh giác nói rằng - "Nguy cơ suy thoái và sụp đổ luôn luôn tồn tại. Chúng ta phải đối diện với các vấn đề thực tại, không thể sùng bái lý thuyết suông".

Nguyên tắc chiến lược của ông là gì?
Tôi cho rằng, nhân chi sơ tính bản ác. Cần phải có các biện pháp hạn chế, kiểm soát mặt ác của con người. Nói vậy có thể khiến nhiều người thất vọng, nhưng đó là quan điểm của tôi.

Mặc dù loài người đã chinh phục vũ trụ, song chúng ta chưa học được cách chinh phục bản năng và cảm tính của chính mình. Bản năng và cảm tính là nhu cầu tất yếu đối với chúng ta vào thời Đồ Đá, nhưng không còn cần thiết ở thời đại vũ trụ này.

Thực tế, quyền lực chính trị của châu Á cùng "lịch sử bộ lạc" đã tồn tại lâu đời. Bất kể chúng ta có thích hay không, nếu muốn sinh tồn và đồng thời duy trì đặc trưng của mỗi dân tộc thì buộc phải học cách tìm ra lợi ích chung của các quốc gia.

Mặc dù tư tưởng Nho gia cho rằng nhân tính có thể cải thiện, nhưng tôi luôn nghĩ rằng nhân loại giống như động vật. Tôi không dám chắc con người có thể thay đổi, nhưng tôi tin rằng chúng ta có thể được huấn luyện và quản giáo...

Anh có thể bắt một người thuận tay trái viết bằng tay phải, nhưng không bao giờ thực sự thay đổi được bản chất người đó.

Nhiều người nhận định quan hệ giữa người và người là bình đẳng... Điều này có thực tế không? Nếu là không thì theo đuổi bình đẳng chỉ đem lại suy thoái.

Sự thực căn bản nhất chính là không có hai sự vật nào hoàn toàn bình đẳng hết. Không có sự vật nhỏ như nhau hay lớn như nhau.

Sự vật từ trước tới nay đều bất bình đẳng. Do dù là anh em sinh đôi thì khi ra đời cũng có người trước kẻ sau. Người ra trước thì được làm anh.

Nhân loại là vậy, bộ lạc cũng vậy, quốc gia cũng như thế. Chúng ta luôn ở trong cuộc cạnh tranh khốc liệt.

Ban đầu, tôi cũng tin rằng loài người bình đẳng...

Hiện tại tôi hiểu rằng đó là điều bất khả thi nhất trên đời, bởi nhân loại đã tiến hóa hàng triệu năm, phân tán khắp nơi trên thế giới, cách biệt lẫn nhau, mưu cầu phát triển độc lập, điều kiện chủng tộc, dân tộc, khí hậu, thổ nhưỡng đều bất đồng...

Đó là những gì tôi đọc được trong sách vở và bản thân đã quan sát kiểm chứng tất cả.

Đối với bất kỳ xã hội nào mà nói, trong 1.000 đứa trẻ được sinh ra đều sẽ có một tỉ lệ nhất định "tiệm cận với thiên tài", một tỉ lệ khác trở thành người bình thường và cũng có tỉ lệ ngốc nghếch không tránh khỏi...

Chính những người "tiệm cận thiên tài" và những người "trên trung bình" đó sẽ quyết định tương lai.

Chúng ta muốn một xã hội công bằng, chúng ta muốn cho mỗi người một cơ hội bình đẳng, thế nhưng trong sâu thẳm tư tưởng mình, chúng ta không thể lừa dối bản thân rằng có khả năng tồn tại 2 cá thể giống hệt nhau từ nghị lực, động lực, trình độ, năng khiếu nội tại...

Bất kỳ chính quyền, tôn giáo hay tư tưởng nào đều không có khả năng chinh phục được cả thế giới hay "tái lập" thế giới theo lý tưởng của mình.

Sự đa dạng hóa của thế giới đã trở thành đặc trưng rõ rệt. Các chủng tộc, văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ và lịch sử khác nhau yêu cầu các quốc gia thông qua lộ trình khác nhau để hiện thực xã hội dân chủ và thị trường tự do.

Trong thế giới toàn cầu hóa, các xã hội được kết nối với nhau nhờ vệ tinh, truyền hình, mạng internet hay dịch vụ lữ hành, nhờ đó mà có sự ảnh hưởng qua lại.

Tại một giai đoạn phát triển nào đó, một chế độ xã hội như thế nào có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của một dân tộc, là do Thuyết tiến hóa của Darwin quyết định.
Lý Quang Diệu nhận định không tồn tại bình đẳng trong nhân loại.
Lý Quang Diệu nhận định không tồn tại bình đẳng trong nhân loại.

Thái độ của ông đối với tư duy chiến lược và quyết sách ra sao?

Tôi tự mô tả về mình là một người theo chủ nghĩa tự do.

Một mặt, tôi cổ súy quan niệm cơ hội bình đẳng, nỗ lực có thể mang lại cho mỗi người cơ hội phát triển tốt nhất.

Mặt khác, tôi có lòng cảm thông nhất định và không hy vọng những người thất bại ngày càng chìm sâu trong hoàn cảnh khó khăn.

Tôi muốn chế độ vận hành ở hiệu quả cao nhất, nhưng đồng thời phải xét tới những người có tình trạng không tốt, bởi điều kiện tự nhiên không cung cấp đủ cho họ nguồn lực, hoặc tự thân họ thiếu điều kiện để phấn đấu nỗ lực...

Tôi tự nhận là người theo chủ nghĩa tự do thực thụ, bởi tôi không câu nệ với một kiểu lý luận về quản lý xã hội nào.

Tôi là người thực dụng, sẵn sàng đối diện với vấn đề và nói - "Được rồi, đâu mới là con đường giải quyết tốt nhất? Thế nào mới tạo được phúc lợi và hạnh phúc lớn nhất cho nhiều người nhất?"

Tôi sinh ra trong gia đình "tam đại đồng đường". Điều này vô hình trung thúc đẩy sự sùng bái tư tưởng Nho gia trong tôi.

Tư tưởng này sẽ thẩm thấu vào đầu anh một cách vô thức. Nho gia tin rằng nếu người người đều tranh làm "quân tử" thì xã hội sẽ chuyển biến theo hướng tốt đẹp.

"Quân tử" theo nghĩa lý tưởng là không làm việc ác, nỗ lực làm việc thiện, hiếu thuận cha mẹ, chung thủy với vợ chồng, nuôi dạy con cái, đối tốt bạn bè...

Quan niệm triết học của Nho gia là nếu như muốn vận hành một xã hội khỏe mạnh, anh cần phải xét tới lợi ích của số đông, lợi ích của xã hội đặt trên lợi ích cá nhân. Đây cũng là khác biệt cốt lõi với văn hóa Mỹ, bởi người Mỹ đặt lợi ích cá nhân lên hàng đầu.

Khi đi công tác nước ngoài, tôi sẽ chú ý quan sát cách vận hành của một xã hội, một chính phủ ra sao và suy nghĩ vì sao họ vận hành tốt.

Tư tưởng của con người không chỉ tới từ sách vở. Anh có thể học từ sách, nhưng nếu không kết hợp tri thức từ sách vở với tình hình thực tế thì kiến thức của anh cũng không có đất dụng võ.

Bản thân tôi thường đem những gì đọc được liên hệ với bản thân, rồi thảo luận với những người uyên bác về những điểm trọng yếu.

Nhất định không được xem nhẹ điều này, bởi chỉ cần thông qua giao tiếp, anh đã có thể "lấy" được tinh hoa trong tư tưởng và tri thức của đối phương.

Singapore đạt được thành tựu như ngày nay không phải là ngẫu nhiên. Chúng tôi phải cố gắng tránh mọi khả năng để xảy ra sai lầm. Nhờ đó, chúng tôi mới tích lũy được tư bản hùng mạnh như bây giờ.

Nếu chúng tôi không có "của để dành" thì đến khi gặp phải khó khăn, tất cả sẽ mất hết. Chúng tôi có một chế độ vận hành tốt và đòi hỏi đầu tư trí tuệ cũng như kỹ năng chuyên nghiệp.

Nhân tài của Singapore tới từ rất nhiều quốc gia. Bọn họ làm việc trong ngành tài chính, chế tạo, du lịch và các hoạt động kinh tế khác.

"Mô hình Singapore" không thể dễ dàng bị sao chép. Tôi cho rằng đây là cống hiến lớn nhất của tôi, và cũng là việc làm có giá trị nhất.
Ông Lý Quang Diệu không bị gò bó trong một tư tưởng nhất định nào về quản lý xã hội.
Ông Lý Quang Diệu không bị gò bó trong một tư tưởng nhất định nào về quản lý xã hội.

Lịch sử đóng vai trò thế nào trong tư duy chiến lược và quyết sách?

Theo tôi, lịch sử không biết tái diễn, nhưng có một vài xu thế và kết quả của nó thì vĩnh viễn không đổi.
Nếu anh không hiểu lịch sử thì tầm nhìn của anh sẽ hạn hẹp. Còn nếu anh hiểu biết lịch sử thì sẽ có cái nhìn bao quát, cao xa.

Muốn nắm bắt hiện tại, dự liệu tương lai thì buộc phải hiểu rõ và hiểu đủ lịch sử của một dân tộc. Không những phải biết những sự kiện đã diễn ra, mà phải hiểu tại sao điều đó xảy ra.

Điểm này tương đối quan trọng. Cá nhân cần phải thực hiện và quốc gia cũng vậy.

Trải nghiệm của một con người quyết định người đó yêu hay ghét một sự vật và quyết định thái độ đối diện khi sự vật/việc đó tái diễn.

Đối với một dân tộc cũng như vậy: Một dân tộc chắc chắn phải đúc kết kinh nghiệm và bài học từ những thành công, thất bại trong lịch sử của chính mình.

Nói cách khác, chính hình thái "ký ức tập thể" này quyết định thái độ đón nhận hay bài xích của một dân tộc 
đối với một sự vật mới. Rất đơn giản, bởi người ta sẽ luôn phát hiện bóng dáng lịch sử ngay trong những điều mới lạ.

Người trẻ học được nhiều nhất và sâu sắc nhất từ những trải nghiệm cá nhân.

Các bậc tiền bối bỏ ra tâm huyết và kinh nghiệm có thể giúp người trẻ tăng thêm kiến thức, giúp họ xử lý những vấn đề chưa từng đối diện hay nguy cơ mới.

Tuy nhiên, loại kinh nghiệm từ các bậc lão làng là kinh nghiệm "second-hand", không có được sự sâu sắc, lâu bền và sinh động như kinh nghiệm có được từ trải nghiệm cá nhân.

Quan điểm về nguồn gốc tiến bộ xã hội ảnh hưởng ra sao tới tư duy chiến lược của ông?

Văn minh xuất hiện chính là do nhân loại biết đối phó thách thức trong những điều kiện nhất định. Ở nơi nào nhiều thách thức, nơi đó sẽ hưng vượng phát đạt.

Muốn chuyển biến thành công một xã hội buộc phải thỏa mãn 3 điều kiện cơ bản: Lãnh đạo kiên cường, chính phủ hiệu quả và xã hội pháp kỷ.

Anh nhất định phải có "tín niệm".

Anh xây nhà không phải chỉ để nhân dân ăn sung mặc sướng... mà anh phải làm điều đó vì anh tin bản thân cuối cùng có thể sáng tạo ra một quốc gia hạnh phúc, kiện toàn, sáng tạo một xã hội khiến người dân có cảm giác thành công...

Để hiện thực hóa mục tiêu trong lý tưởng, một quốc gia phải trải qua rất nhiều gian nan.

Xã hội đặc quyền với cơ sở là tài sản và địa vị buộc phải nhường chỗ cho xã hội với cơ sở là sự cống hiến. Bởi đơn giản, chỉ có khích lệ được con người cống hiến nhiều nhất thì xã hội mới tiến bộ được.

Tôi không hiểu sự "bảo hộ nhân dân" có ý nghĩa lớn đến đâu đối với chí tiến thủ của một dân tộc. Cá nhân tôi cho rằng, điều này chỉ hạ thấp kỳ vọng về thành tựu và thành công của người dân.

Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng, muốn đạt được sự giàu có, bạn phải ra ruộng trồng lúa, phải dựa vào vườn cây quả mùa thu, phải dựa vào công xưởng để tạo ra những sản phẩm xã hội cần đến.

Phải mất 20 năm, tôi mới nhận ra rằng trước khi chia sẻ tài lộc, chúng ta phải tạo ra tài lộc đã. Muốn sáng tạo ra tư bản thì phải cung cấp cho người dân động lực và sự khích lệ mạnh mẽ.

Đây là điều tối quan trọng.

Phải thúc đẩy nhân dân cạnh tranh, đối đầu với thách thức để tạo ra lợi nhuận, nếu không sẽ không có phúc lợi để chia sẻ.

http://soha.vn/quoc-te/ly-quang-dieu-luan-the-gioi-nhan-chi-so-tinh-ban-ac-20150324201426427.htm


5. Thuyết tiến hóa - Charles Darwin

Charles Darwin và Alfred Wallace là những người đầu tiên hệ thống hóa những luận cứ khoa học cho lý thuyết tiến hóa theo con đường chọn lọc tự nhiên. Tiến hóa do chọn lọc tự nhiên là một quá trình có thể suy ra từ ba thực kiện về các quần thể sinh học:
  • nhiều cá thể con được sinh ra hơn số lượng có thể sống sót, 
  • các tính trạng khác nhau giữa các cá thể, dẫn tới tỉ lệ sinh tồn và sinh sản khác nhau, và
  • những sự khác biệt về đặc điểm trên là có tính di truyền. 
Do đó, khi những cá thể của một quần thể chết đi, chúng được thay thế bằng những hậu duệ của thế hệ cha mẹ nhưng có thể thích nghi tốt hơn để tồn tại và sinh sôi trong môi trường mà sự chọn lọc tự nhiên diễn ra. Quá trình này tạo ra và bảo tồn những đặc điểm được cho là phù hợp hơn cho chức năng mà chúng đảm nhiệm. Cho đến nay, sự chọn lọc tự nhiên là nguyên nhân duy nhất cho sự thích nghi, tuy nhiên không phải là nguyên nhân duy nhất cho sự tiến hóa. Những nguyên nhân khác của tiến hóa bao gồm sự đột biến và dịch chuyển di truyền.


Tiến hóa bằng chọn lọc tự nhiên là quá trình mà nhờ nó các đột biến di truyền tăng cường khả năng sinh sản trở nên phồ biến hơn và duy trì như vậy trong các thế hệ tiếp theo của một quần thể. Nó thường được gọi là một cơ chế "tự thân hiển nhiên" bởi nó là cần thiết để giải thích ba thực kiện đơn giản:
  • Các biến dị di truyền tồn tại trong các quần thể sinh vật.
  • Sinh vật sinh nở nhiều con non hơn là số có thể sống sót.
  • Các con non khác nhau về khả năng sống sót và sinh sôi.
Những điều kiện này làm nảy sinh cuộc cạnh tranh giữa các sinh vật để sống sót và sinh sôi. Hậu quả là, những sinh vật nào có những tính trạng đem cho chúng ưu thế so với đối thủ của chúng sẽ lan truyền các tính trạng có lợi này, trong khi nhũng tính trạng không tạo nên lợi thế không được truyền cho thế hệ kế tiếp.

https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BA%BFn_h%C3%B3a#Ch.E1.BB.8Dn_l.E1.BB.8Dc_t.E1.BB.B1_nhi.C3.AAn


6. Gốc nhìn TraderKNJ:

Khi sinh ra con người vừa có bản tánh ác vừa có bản tánh thiện. Quá trình tiến hóa bằng chọn lọc tự nhiên làm cho con người có bản tánh ác thể hiện trội hơn.

Mỗi người đều được sinh ra và nuôi dưỡng trong một điều kiện khác nhau, nên sự bình đẳng giữa hai cá thể là hoàn toàn không thể đạt được.

Trong một xã hội bất công, ta phải thích nghi với nó. Theo tư tưởng Marx- Lênini, pháp luật là thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, không thể một mực đòi dân chủ, bình đẳng bằng mọi giá được.

Những cá thể vượt trội (quyền lực, tư duy, tài sản....) sẽ nắm quyền thống trị. Và đa phần các cá thể bình thường sẽ là giai cấp bị trị.

"Quan hệ là nhất thời, lợi ích là vĩnh viễn". Quan điểm này đúng trong cả đời sống cá nhân và đúng trong phương diện đối ngoại cấp quốc gia.

Không có nhận xét nào: