Một
quốc gia công nghiệp vĩ đại bị hệ thống tín dụng khống chế một cách
cứng nhắc. Hệ thống tín dụng này tập trung cao dộ. Sự phát triển của
quốc gia này và mọi hoạt động (kinh tế) của chúng ta hoàn toàn nằm trong
tay một sốt người. Chúng ta đã rơi vào thế bị thống trị cam go nhất –
một kiểu khống chế triệt để nhất trên thế giới. Chính phủ không còn có ý
kiến tự do nữa, không còn quyền định tội nữa, không còn là chinh phủ
được lựa chọn bởi đa số người dân nữa, và chính phủ này vận hành dưới sự
khống chế của một nhóm người quyền lực. Bất nhiều nhân sĩ công thương
nghiệp của quốc gia này đều đang lo sợ một điều gì đó. Họ biết thứ quyền
lực vô hình này được tổ chức theo cách như vậy, tĩnh lặng vô tình như
vậy, phủ khắp như vậy, khoá chặt lẫn nhau như vậy, triệt để và toàn diện
như vậy, đến nỗi họ không dám công khai lên án thứ quyền lực này(1).
Woodrow Wilson – tổng thống thứ 28 Hoa Kỳ
Có
thể không quá khoa trương khi nói rằng, mãi đến ngày nay, chẳng có mấy
nhà kinh tế học Trung Quốc biết được một thực tế rằng, Cục Dự trữ Liên
bang Mỹ chính là Ngân hàng trung ương tư hữu. Cái gọi là “Ngân hàng dự
trữ liên bang” thực ra vừa chẳng phải là “liên bang”, mà cũng chẳng có
“dự trữ”, và cũng không đáng được xem là “ngân hàng”.
Đa
số các quan chức của chính phủ Trung Quốc có thể sẽ nghĩ rằng, đương
nhiên chính phủ Mỹ phát hành ra đồng đô-la, nhưng trên thực tế, về cơ
bản, chính phủ Mỹ không có quyền phát hành tiền tệ! Năm 1963, sau khi
tổng thống Kennedy bị ám sát, chính phủ Mỹ cuối cùng đã mất đi quyền
phát hành “đô-la Mỹ bạc trắng”. Muốn có được đồng đô-la, chính phủ Mỹ
cần phải đem công trái của người dân Mỹ thế chấp cho Cục Dự trữ Liên
bang, còn “phiếu dự trữ liên bang” do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ phát hành
chính là đồng “đô-la Mỹ”.
Đối
với giới học thuật và truyền thông Mỹ, tính chất và lai lịch của “Cục
Dự trữ Liên bang Mỹ“ được hiểu là một “vùng cấm”. Hằng ngày, giới truyền
thông Mỹ có thể bàn tán về vô vàn vấn đề chẳng có chút quan trọng gì
kiểu như “hôn nhân đồng tính”, nhưng những vấn đề quan trọng liên quan
đến việc ai đang khống chế chuyện phát hành tiền tệ hay lợi ích chi trả
lợi tức các khoản vay cá nhân thì lại hầu như chẳng được đả động đến.
Đọc
đến đây, nếu bạn có cảm giác kinh ngạc, vấn đề sẽ trở nên quan trọng,
trong khi có thể bạn lại không hay biết. Chương này sẽ nói về bí mật của
việc thành lập Cục Dự trữ Liên bang Mỹ – vấn đề đã bị giới truyền thông
Mỹ cố ý “bỏ qua”. Khi dùng một chiếc kính hiển vi soi xét kỹ giây phút
cuối cùng của một sự kiện trọng đại ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử thế
giới, chúng ta có thể hiểu rằng, diễn biến của sự việc sẽ chính xác đến
mức ta phải lấy tiếng tích tắc của đồng hồ làm đơn vị đo lường.
- Đảo Jekyll thần bí: cái nôi của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ
Đêm
ngày 22 tháng 11 năm 1910, một đoàn tàu rèm che kín mít chậm rãi tiến
về miền Nam. Những người ngồi trong toa tàu đều là những nhà tài phiệt
ngân hàng quan trọng nhất nước Mỹ, và không một ai trong số họ biết được
mục đích chuyến đi này. Điểm dừng cuối cùng của đoàn tàu là đảo Jekyll
thuộc bang Georgia xa mấy trăm dặm.
Jekyll
là một quần đảo thuộc quyền sở hữu của những nhân vật giàu có siêu hạng
ở Mỹ. Các thế lực tai to mặt lớn mà đứng dầu là J.P. Morgan đã thành
lập một câu lạc bộ đi săn trên đảo Jekyll. Một phần sáu của cải thế giới
dồn vào tay các hội viên của câu lạc bộ này, và tư cách hội viên chỉ có
thể kế thừa chứ không thể chuyển nhượng. Lúc này, câu lạc bộ nhận được
thông báo có người cần sử dụng hội sở của câu lạc bộ này trong khoảng
hai tuần, và như vậy, trong khoảng thời gian này, tất cả các thành viên
không được phép sử dụng hội sở. Toàn bộ nhân viên phục vụ của hội sở đều
là những người được bố trí đến từ đất liền, và khi phục vụ các vị khách
VIP này, họ chỉ được xưng tên chứ tuyệt đối không được sử dụng họ.
Trong phạm vi 50 dặm, hội sở được đảm bảo trọng xung quanh không có sự
xuất hiện của bất cứ tay săn tin nào.
Ngay sau khi công việc chuẩn bị hoàn tất, những vị khách này bắt đầu xuất hiện tại hội sở. Tham gia hội nghị tuyệt mật này có:
–
Nelson Aldrich, Thượng nghị sĩ, Chủ tịch Uỷ ban tiền tệ quốc gia
(National Monetary Commission), ông ngoại của Nelson Rockefeller.
– A. Piatt Andrew, trợ lý Bộ trưởng Bộ tài chính Mỹ.
– Frank Vanderlip, Chủ tịch National City Bank.
– Henry P. Davison, cổ đông cao cấp của công ty J.P. Morgan.
– Charles D. Norton, Chủ tịch First National Bank – Benjamin Strong, trợ lý của J.P. Morgan.
Ngoài
ra còn có Paul Warburg – một công dân di cư gốc Do Thái đến từ Đức. Năm
1901, Paul đến Mỹ và hùn một khoản vốn lớn vào công ty Kuhn Loeband.
Ông là đại diện của dòng họ Rothschild ở Anh và Pháp đồng thời đảm nhận
chức tổng công trình sư của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ kiêm chủ tịch đầu
tiên Cục Dự trữ Liên bang Mỹ.
Những
nhân vật quan trọng này đến hòn đảo nhỏ hẻo lánh mà chẳng có hứng thú
gì với việc săn bắn. Họ đến đây với một nhiệm vụ chủ yếu là khởi thảo
một văn kiện quan trọng: Dự luật Dự trữ Liên bang (Federal Reserve Act).
Paul Warburg là một cao thủ về lĩnh vực ngân hàng, tinh thông hầu như
mọi khâu nhỏ trong hoạt động tài chính.
Nếu
có ai đó thắc mắc với các câu hỏi cần giải đáp, Paul không chỉ nhẫn nại
trả lời mà còn giảng giải không ngớt về nguồn gốc lịch sử sâu xa của
từng khái niệm một cách chi tiết. Ai cũng khâm phục kiến thức uyên bác
trong lĩnh vực ngân hàng của ông. Paul hiển nhiên trở thành người khởi
thảo đồng thời là người giải đáp mọi vấn đề trong việc xây dựng văn
kiện.
Nelson
Aldrich là người ngoại đạo duy nhất trong số những nhân vật có mặt ở
đây. Ông ta phụ trách việc chỉnh sửa nội dung văn kiện sao cho phù hợp
với yêu cầu chính trị để có thể được chấp nhận ở Quốc hội. Những người
khác đại diện cho lợi ích của các tập đoàn ngân hàng khác nhau. Họ tiến
hành tranh luận kịch liệt suốt 9 ngày liền xung quanh chi tiết phương án
mà Paul đề xuất, và cuối cùng đã đi đến thống nhất.
Do
cuộc khủng hoảng ngân hàng năm 1907 mà hình ảnh của các nhà tài phiệt
ngân hàng không còn mấy đẹp đẽ trong mắt người dân Mỹ. Điều này khiến
cho đa số nghị sĩ quốc hội không dám công khai ủng hộ dự luật do các nhà
tài phiệt ngân hàng tham gia lập ra. Vì vậy, những người này không quản
ngại đường xa vạn dặm, lặn lội từ New York đến hòn đảo hoang vắng này
để tham gia khởi thảo văn kiện.
Hơn
nữa, cái tên Ngân hàng trung ương nghe có vẻ quá khoa trương. Từ thời
tổng thống Jefferson đến nay, tên gọi của Ngân hàng trung ương đều có
dính dáng đến âm mưu của các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế Anh, vì thế
Paul kiến nghị dùng tên “Cục Dự trữ Liên bang” (Federal Reserve System)
để che tai đậy mắt thiên hạ. Thế nhưng, trên thực tế, Cục Dự trữ Liên
bang có đầy đủ mọi chức năng của một Ngân hàng trung ương, và cũng giống
như Ngân hàng Anh, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ được thiết kế theo mô hình
tư nhân nắm giữ cổ phần, và ngân hàng sẽ thu được lợi ích rất lớn từ
việc đó. Điểm khác biệt giữa Cục Dự trữ Liên bang và Ngân hàng thứ nhất
hay Ngân hàng thứ hai là, 20% cổ phần vốn có của chính phủ trong cơ cấu
cổ phần của Cục Dự trữ Liên bang đã bị lấy mất, và như vậy, nó sẽ trở
thành một ngân hàng trung ương tư hữu “thuần tuý”.
Nhằm
che đậy bản chất thực của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cũng như để trả lời
cho câu hỏi ai là kẻ khống chế cơ quan này, Paul đã khéo léo đề xuất ý
kiến: “Quốc hội khống chế Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, chính phủ nắm giữ vai
trò đại biểu trong hội đồng quản trị, nhưng đa số thành viên của hội
đồng quản trị là do hiệp hội ngân hàng trực tiếp hoặc gián tiếp khống
chế”.
Về
sau, trong phiên bản cuối cùng, Paul đã đổi thành “thành viên của Hội
đồng quản trị do tổng thống Mỹ bổ nhiệm”, thế nhưng, chức năng thực sự
của Hội đồng quản trị do Hội đồng Tư vấn Liên bang (Federal Advisory
Council) khống chế, và cùng với Hội đồng quản trị, Hội đồng tư vấn liên
bang sẽ định kỳ mở hội nghị “thảo luận” công việc.
Thành
viên của Hội đồng tư vấn Liên bang sẽ do Chủ tịch Hội đồng quản trị của
12 ngân hàng dự trữ liên bang quyết định. Điểm này đã được lấp liếm
trước công chúng.
Một
vấn đề nan giải khác mà Paul phải đối phó là làm thế nào để che giấu sự
thực rằng, nhân vật chịu trách nhiệm chủ trì Cục Dự trữ Liên bang là
một chuyên gia kỳ cựu của ngân hàng New York. Từ thế kỷ 19 đến nay, vì
phải gánh chịu nhiều thiệt hại do nạn khủng hoảng ngân hàng gây nên, hầu
hết các thương nhân, chủ trang trại vừa và nhỏ của miền trung tây nước
Mỹ ghét cay ghét đắng các chuyên gia ngân hàng đến từ miền đông. Còn các
nghị sĩ của những khu vực này cũng không thể ủng hộ ngân hàng trung
ương nếu như nó được chủ trì bởi một nhân vật nào đó từ ngân hàng New
York. Vì vậy mà Paul đã thiết kế nên một phương án giải quyết tài tình
để 12 ngân hàng địa phương thuộc Cục Dự trữ Liên bang có thể tạo thành
một hệ thống hoàn hảo. Ngoài giới ngân hàng, rất ít người biết được
rằng, về lý thuyết, việc phát hành tiền tệ và tín dụng của Mỹ được tập
trung ở New York, dù trên thực tế, điều này không hề diễn ra ở New York,
và màn kịch này chẳng qua là do các ngân hàng thuộc Cục Dự trữ Liên
bang dàn dựng nên mà thôi.
Còn
một điểm nữa thể hiện sự suy nghĩ sâu xa của Paul – đặt trụ sở của Cục
Dự trữ Liên bang Mỹ tại Washington – trung tâm chính trị của nước Mỹ,
trong khi New York mới là trung tâm tài chính lớn của đất nước này. Mối
lo ngại chính của ông ta xuất phát từ sự kỳ thị của dân chúng đối với
các nhà ngân hàng đến từ New York. Điều bận tâm thứ tư của Paul là làm
thế nào tìm ra nhân viên quản lý cho 12 nhà ngân hàng địa phương trực
thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Kinh nghiệm làm việc trong
Quốc hội của Nelson Aldrich cuối cùng đã giúp ông tìm được đất dụng võ.
Ông chỉ ra rằng, các nghị sĩ miền trung tây nước Mỹ thường tỏ rõ sự thù
địch với ngân hàng New York, và để tránh mất kiểm soát, tổng thống phải
là người đứng ra bổ nhiệm vị trí chủ tịch ngân hàng địa phương và đó
không phải là nhiệm vụ của Quốc hội. Nhưng điều này đã tạo nên một lỗ
hổng pháp luật. Điều 8 chương 1 của Hiến pháp Mỹ quy định rõ ràng rằng,
Quốc hội chịu trách nhiệm phụ trách việc uản lý phát hành tiền tệ. Việc
Cục Dự trữ Liên bang gạt Quốc hội ra ngoài rõ ràng đã vi phạm Hiến pháp.
Về sau, quả nhiên điểm này đã trở thành cái cớ để các nghị sĩ chĩa mũi
dùi công kích Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Sau khi được dàn xếp chu đáo, dự
luật này nghiễm nhiên xuất hiện với hình thức mô phỏng theo sự phân
quyền và cân bằng kiểm soát của hiến pháp Mỹ. Tổng thống bổ nhiệm, quốc
hội thẩm duyệt, nhân sĩ độc lập nhậm chức chủ tịch Hội đồng quản trị,
còn các nhà ngân hàng đảm nhận vị trí cố vấn, quả là một thiết kế hoàn
hảo!
- Bảy nhà tài phiệt phố Wall: Những người điều khiển hậu trường của Cục Dự trữ Liên bang
Bảy
nhân vật quan trọng của phố Wall hiện tại đã khống chế đại bộ phận các
ngành công nghiệp cơ bản cũng như nguồn vốn của Mỹ, bao gồm: J.P.
Morgan, James J. Hill, George Berk (Chủ tịch First National Bank) trực
thuộc Tập đoàn Morgan; bốn người còn lại gồm John Rockefeller, William
Rockefeller, James Stillman (Chủ tịch National City Bank), Jacob Schiff
(công ty Kuhn Loeb) trực thuộc Tập đoàn Standard Oil Cities Bank. Đầu
mối trung tâm về vốn do họ tạo nên đang trở thành thế lực chủ yếu khống
chế nước Mỹ(2). John Moody – người sáng lập hệ thống đánh giá đầu tư
Moody nổi tiếng, 1911.
Bảy
vị tai to mặt lớn của phố Wall chính là những người thực sự điều khiển
việc thành lập Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Sự phối hợp nhịp nhàng bí mật
giữa họ với gia tộc Rothschild của châu Âu cuối cùng đã tạo nên một
phiên bản của Ngân hàng Anh tại Mỹ.
- Sự ra đời và phát triển của dòng họ Morgan
Tiền
thân của Ngân hàng Morgan là công ty George Peabody của Anh vốn không
được nhiều người biết đến. George Peabody vốn là một thương gia chuyên
buôn hoa quả sấy khô của vùng Baltimore (Mỹ). Sau khi phất lên nhờ một
số thương vụ nhỏ, vào năm 1835, George đến London. Chàng thương gia trẻ
nhận thấy ngành tài chính là một lĩnh vực béo bở, bèn quyết định hùn vốn
với một số người nữa để mở ngân hàng Merchant Bank. Đây là một nghiệp
vụ “tài chính cao cấp” rất hợp thời khi đó, khách hàng chủ yếu bao gồm
chính phủ, các công ty lớn và những người rất giàu có. Họ cung cấp các
khoản vay cho thương mại quốc tế, phát hành cổ phiếu và công trái, kinh
doanh các loại hàng hoá chủ lực, và đây chính là tiền thân của ngân hàng
đầu tư ngày nay.
Thông
qua sự giới thiệu của công ty anh em nhà Brown thuộc chi nhánh Anh,
George Peabody đã nhanh chóng gia nhập vào giới tài chính Anh. Không lâu
sau, George Peabody hết sức kinh ngạc khi nhận được thư mời đến dự tiệc
từ nam tước Nathan Rothschild. Đối với chàng thương gia trẻ này thì
vinh hạnh đó chẳng khác nào niềm hãnh diện của một tín đồ Thiên Chúa
giáo được Giáo hoàng tiếp kiến.
Nathan
đã đi thẳng vào vấn đề bằng việc đề nghị George Peabody giúp mình làm
đại diện giao tế bí mật của dòng họ Rothschild. Tuy nổi tiếng là giàu có
với khối tài sản khổng lồ, song dòng họ Rothschild vẫn bị nhiều người ở
châu Âu căm ghét và coi thường vì thường lừa gạt cưỡng đoạt tài sản của
dân chúng. Tầng lớp quý tộc ở London vốn không thèm sống chung cùng
hàng ngũ với Nathan, đã năm lần bảy lượt thẳng thừng từ chối lời mời của
anh em dòng họ này. Dù đã tạo ra thế lực rất mạnh ở Anh, nhưng gia tộc
Rothschild luôn có cảm giác của kẻ ngồi “chiếu dưới” vì bị giới quý tộc
cô lập. Một nguyên nhân khác khiến Nathan chọn George Peabody vì ông ta
là người khiêm tốn nhã nhặn, tư cách khá tốt, lại là người Mỹ, sau này
còn có thể dùng vào việc lớn.
Đương
nhiên là George Peabody hồ hởi đón nhận lời đề nghị của Nathan. Toàn bộ
mọi kinh phí giao tế đều do Nathan chi trả, công ty của George Peabody
nhanh chóng trở thành trung tâm giao tế nổi tiếng London. Đặc biệt là
vào ngày 4 tháng 7 hàng năm, tiệc mừng nhân ngày lễ độc lập nước Mỹ đều
được tổ chức tại nhà George Peabody và trở thành một sự kiện quan trọng
trong giới quý tộc London(2a). Đám khách khứa cũng khó mà hình dung nổi,
vì sao một doanh nhân hết sức bình thường mấy năm trước lại có thể cáng
đáng nổi những khoản phí chiêu đãi trong những bữa tiệc hoành tráng và
xa xỉ kia.
Mãi
đến năm 1854, George Peabody vẫn chỉ là một ông chủ ngân hàng nhỏ với
khoản tài sản trị giá một triệu bảng Anh. Tuy nhiên, chỉ trong thời gian
6 năm ngắn ngủi sau đó, khối tài sản của vị thương gia này đã đạt mức
20 triệu bảng Anh và biến ông trở thành ông chủ nhà băng có máu mặt ở
Mỹ. Trong thời gian diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1857 tại Mỹ do
dòng họ Rothschild giật dây, George Peabody đã dốc hết tiền đầu tư vào
công trái đường sắt và công trái chính phủ Mỹ trong khi các ông chủ nhà
băng Anh đột nhiên bán tống bán tháo tất cả công trái có dính dáng đến
Mỹ. Cũng trong giai đoạn này, George Peabody lâm vào cảnh khó khăn
nghiêm trọng. Điều kỳ lạ là khi George mấp mé bên bờ vực phá sản, Ngân
hàng Anh giống như thiên sứ từ trên trời rơi xuống đã ngay lập tức cung
cấp cho ông ta một khoản vay tín dụng trị giá 800 nghìn bảng Anh. Chính
điều này đã giúp George phục hồi nhanh chóng. Và thế là, chẳng hiểu sao,
một người cẩn trọng như George Peabody lại quyết định mua vào một lượng
lớn các loại công trái đang bị các nhà đầu tư Mỹ bán đổ bán tháo như
rác rưởi. Cuộc khủng hoảng năm 1857 hoàn toàn không giống với cuộc suy
thoái năm 1837. Chỉ trong một năm thì nền kinh tế Mỹ đã hoàn toàn thoát
khỏi bóng mây của sự suy thoái. Kết quả là các loại công trái Mỹ đã giúp
ông nhanh chóng trở thành người siêu giàu có – một việc xảy ra tương tự
với chiến dịch công trái Anh của Nathan năm 1815 khiến người ta khiếp
đảm.
Vì
George Peabody không có con nối dõi nên sản nghiệp khổng lồ kia cũng
chẳng có ai thừa kế. Chính vì thế mà ông rất khổ tâm và cuối cùng quyết
định mời chàng trai trẻ tuổi Junius Morgan nhập hội làm ăn. Sau khi
George Peabody nghỉ hưu, Junius Morgan đã nắm giữ toàn bộ việc làm ăn và
đổi tên công ty này thành Junius S. Morgan and Company, sau đó đổi tên
chi nhánh ở Mỹ thành J.P. Morgan and Company. Năm 1869, trong cuộc họp
mặt ở London với gia tộc Rothschild, dòng họ Morgan đã hoàn toàn kế thừa
mối quan hệ của George Peabody với gia tộc Rothschild và đưa mối quan
hệ hợp tác này phát triển lên một tầm cao mới. Năm 1880, J.P. Morgan đầu
tư một lượng lớn vốn nhằm tổ chức lại hoạt động kinh doanh của công ty
đường sắt.
Ngày
5 tháng 2 năm 1891, gia tộc Rothschild và một số nhà ngân hàng khác ở
Anh đã thành lập một tổ chức bí mật lấy tên là “Tập đoàn hội nghị bàn
tròn”. Ở Mỹ, một tổ chức tương tự cũng được thành lập, đứng đầu chính là
dòng họ Morgan. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, “Tập đoàn hội nghị
bàn tròn” của Mỹ được đổi tên thành “Hội đồng đối ngoại” (Council on
Foreign Relations), còn ở Anh thì đổi thành “Viện Hoàng gia về Quan hệ
quốc tế“ (Royal Institute of International Affairs). Rất nhiều quan chức
của chính phủ hai nước Anh và Mỹ đều là những người được lựa chọn từ
hai hiệp hội này.
Năm
1899, J.P. Morgan và Drexel đến London tham gia đại hội các nhà tài
phiệt ngân hàng quốc tế. Ngay khi trở về, J.P. Morgan đã được chỉ định
làm đại diện cao cấp cho lợi ích của dòng họ Rothschild ở Mỹ. Hội nghị
London đi đến một thống nhất rằng, các công ty J.P. Morgan (New York),
Drexel (Philadelphia), Grenfell (London), Morgan Harjes Cỉe (Paris),
M.M. Warburg Company (Đức) và Mỹ, gắn kết hoàn toàn với dòng họ
Rothschild(3). Năm 1901, J.P. Morgan đã mua lại công ty gang thép
Carnegie với giá 500 triệu đô-la, sau đó cơ cấu lại toàn bộ tố chức này
và biến nó thành Công ty gang thép Mỹ (United States Steel Corporation)
có giá thị trường hơn 1 tỉ đô-la. J.P. Morgan được coi là người giàu
nhất trên thế giới thời đó, thế nhưng, căn cứ theo báo cáo của uỷ ban
kinh tế lâm thời quốc gia (Temporary National Economic Committee), ông
ta chỉ năm giữ 9% cổ phần của công ty mình. Xem ra, Morgan với tiếng tăm
lừng lẫy vẫn chỉ là một nhân vật diễn trước sân khấu.
Sách: Chiến Tranh Tiền Tệ
Tác giả: Song HongBing
Dịch giả: Hồ Ngọc Minh
Hiệu đính: Nguyễn Giang Chi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét