Trong giai đoạn ttck Việt Nam lập đáy lịch sử ở năm 2009 chúng ta phải khách quan nhìn nhận ra rằng đã có rất nhiều điều tệ hại cho một nền kinh tế như:
- lãi suất cho vay cao ngất ngưỡng
- bong bóng bds nổ vỡ
- tỷ lệ nợ xấu tăng cao
- tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp lớn rơi vào mức khó khăn
- tỷ lệ thất nghiệp tăng cao
- tình trạng sở hữu chồng chéo ở hệ thống ngân hàng gây bất ổn và nguy cơ hệ thống tài chính
......
Và những điều đó chính là biểu hiện cho sự khủng hoảng của 1 nền kinh tế.
2010 - 2015 có thật sự là bản lề?
Rất rỏ ràng trong 5 năm qua chúng ta đều nhìn thấy sự thay da đổi thịt,tất cả những dấu hiệu lạm phát khủng hoảng đã được kềm hãm và kinh tế Việt Nam bắt đầu thoát đáy đi lên.
điều đó được thể hiện cụ thể qua các kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp khởi sắc,lạm phát được kềm lại,lãi suất cho vay giảm mạnh....vv
Ở tất cả các nước trên thế giới, thị trường chứng khoán và nơi phản ảnh bộ mặt kinh tế của 1 đất nước và nó sẽ luôn đi trước nền kinh tế 1 bước. Nền tảng chính của ttck là nơi huy động vốn và cung là nơi đầu tư cho các nguồn tiền lớn từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước,thế nên họ rất tinh quái để đủ khả năng nhìn ra sự tăng trưởng từ nội lực hay là bong bóng.
Nói về ttck giai đoạn 2009 đến 2015 chúng ta thấy rỏ ràng nó đã đi lên,chỉ số vnindex đã đóng ở mức 500 trong khoảng cuối năm 2015,đó là 1 sự thật ko ai có thể chối bỏ được.
Tại sao trong 5 năm 2010-2015 rất nhiều nhà đầu tư không có sự tin tưởng vào chính sách điều hành và sự thoát đáy của kinh tế Việt Nam?
Đó là bởi vì họ đã kỳ vọng quá mức so với hiện tại. Nền kinh tế nó cung giống như 1 đứa trẻ mới tập đi,trong giai đoạn này nó không thể bước đi vững chắc như 1 người trưởng thành mà phải té lên té xuống đó là điều tuyệt đối không thể tránh khỏi.chúng ta không thể kỳ vọng vào 1 sự bùng nổ thần thánh như nhiều người kỳ vọng ttck sẽ bùng nổ như thời điểm 2007.
Hậu quả xấu để lại:
Đó chính là sự lạm dụng huy động vốn và sự điều hành chậm chạp của các nhà quản lý để cho 1 số doanh nghiệp không có tâm trên sàn huy động phát hành vốn vô tội vạ dẫn đến sự mất niềm tin cho ndt. Trách nhà điều hành ư? Đó là không thể,bởi vì khi đã là ndt chúng ta phải có sự hiểu biết vào quyết định đầu tư của mình. Nếu có trách thì phải tự trách bản thân mình trước,đầu tư là có lúc đúng lúc sai và không có 1 chính sách điều hành nào trên thế giới đảm bảo rằng bạn cứ mua là sẽ thắng.
2016-2020 sẽ lại là " bản lề"?
Trong khoảng cuối năm 2015 đến nay chúng ta đã thấy có rất nhiều các hiệp định kinh tế được ký kết và 1 vài trong số đó đã bắt đầu co hiệu lực.
Tái cơ cấu trong hệ thống ngân hàng bắt đầu có sự khởi sắc,nợ xấu đang dần được xử lý và cơ cấu
Nguồn vốn FDI từ nước ngoài liên tục tăng cao.
Trong cuộc họp của chính phủ gần đây đã đưa ra chỉ tiêu cho 5 năm tới:
- tăng trưởng ở mức 6.5 -7 %
- GDP đạt mức 3,200-3,500usd/năm
- nền công nghiệp đóng góp 85%
- bội chi ngân sách dưới mức 4%
........
Sự kỳ vọng và khó khăn?
Với các hiệp định thương mại,chúng ta chắc chắc chắn sẽ thấy được sự thay bộ áo mới cho các doanh nghiệp lớn ở Việt Nam,tuy nhiên đồng thời nó cung sẽ vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ nguồn hàng ở các nước khác du nhập vào. Để có thể tồn tại và phát triển tốt các dn này sẽ phải có 1 sự điều hành sáng suốt và đương nhiên sẽ không thể nào 1 bước lên mây trong giai đoạn đầu (2016 2017)
Hệ thống ngân hàng sẽ tiếp tục tái cơ cấu vào giai đoạn tiếp theo và mục đích tiếp theo là sự tham gia vào của nguồn vốn ngoại để hướng tới sự phát triển bền vững,1 hạn chế là việc trần sở hữu nước ngoài đang bị hạn chế ở mức 30% và nó chính là điểm chưa có tiếng nói chung của dòng vốn ngoại và chính phủ Việt Nam,điều này sẽ sớm được gỡ bỏ sau chuyến thăm Việt Nam của tổng thống Obama.
Khi các chính sách hỗ trợ được mở rộng,chúng ta sẽ chứng kiến 1 công cuộc M&A mạnh mẻ từ dòng tiền nước ngoài và họ sẽ giúp các doanh nghiệp trong nước sẽ đi lên
Mong chờ sự bùng nổ của ttck?
Khó,thực sự là rất khó. Ttck có thể sẽ bùng nổ vào cuối năm 2017 qua 2018 khi mà tất cả đã được yên vị và có được sự thích nghi. Còn hiện tại quá sớm để mong chờ vào điều đó. Thêm 1 điều nữa là dòng tiền lớn khi tham gia vào tt sẽ không bao giờ nó đua ở giá xanh.
Với các kỳ vọng vào chính sách mới,các nền tảng đang có được chúng ta có thể mong chờ và đạt được ở các mức như sau:
- tăng trưởng : 6.8-7.3%
- GDP bình quân : 3.500 - 3.800usd/năm
- sự đóng góp của nền công nghiệp : 80%
- bội chi ngân sách dưới 5%
- tỷ lệ thất nghiệp các tp lớn giảm dưới 4%
- lao động qua đào tạo và có bằng cấp đạt trên 80%
- các hộ nghèo giảm 1.5% mỗi năm.
https://www.facebook.com/dophamsongchau/posts/554811304700910
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét